Các dạng lấn át Hiệu ứng lấn át (kinh tế học)

Nếu tăng vay nợ làm tăng mức lãi suất thông qua việc tăng cầu tiền, thì khu vực tư nhân (nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất) sẽ giảm đầu tư do tỉ lệ lợi nhuận thu được thấp. Trong trường hợp này, đầu tư đã bị lấn át. Sự suy giảm của đầu tư cố định và độ nhạy cảm của lãi suất làm mất tác dụng của chính sách tăng thâm hụt ngân sách chính phủ. Hơn nữa, sự suy giảm của đầu tư cố định trong kinh doanh gây ra tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn xét theo tổng cung (ví dụ như mức tăng trưởng sản lượng tiềm năng). Do đó, trường hợp tăng vay nợ có thể dẫn đến lấn át khi các chủ thể kinh doanh muốn nâng cao năng suất, tuy nhiên, vì lãi suất cao nên không thể vay để đầu tư. Jared Bernstein, nhà Kinh tế học Mỹ (2011) đã nhận định kịch bản kinh tế này “có vẻ không hợp lý trong trường hợp dư thừa năng lực sản xuất, lãi suất của Fed đạt mức 0%, và các doanh nghiệp sẽ không đầu tư do họ không thấy được lợi nhuận mang lại từ khoản đầu tư đó”. Paul Krugman, nhà kinh tế học người Mỹ, đã chỉ ra rằng, sau sự kiện suy thoái kinh tế năm 2008, vay nợ của chính phủ Mỹ tăng đến hàng trăm tỉ đô la, dẫn đến nguy cơ về lấn át khá lớn, nhưng trên thực tế lãi suất tại thời điểm đó lại giảm. Khi tổng cầu thấp, chi tiêu chính phủ sẽ tăng nhằm mở rộng thị trường cho các sản phẩm khu vực tư nhân thông qua số nhân tài khoá và qua đó tăng đầu tư cố định (thông qua hiệu ứng gia tốc).

Về mặt lý thuyết, có thể tránh được hiện tượng lấn át nếu chính phủ bù đắp khoản thâm hụt bằng cách in thêm tiền, nhưng việc này có thể làm tăng lạm phát.

Chartalist và các nhà kinh tế học Hậu Keynesian đã đặt ra nghi vấn về lý thuyết lấn át vì việc phát hành trái phiếu chính phủ có tác động đến việc làm giảm lãi suất ngắn hạn do lãi sất nợ ngắn hạn được đặt ra bởi ngân hàng trung ương. Hơn nữa, các khoản tín dụng tư nhân đều không bị hạn chế vởi bất kì “một nguồn quỹ “hay “cung tiền” hoặc những khoản tiền tương tự như thế. Thêm nữa, các ngân hàng chỉ cho các khách hàng có độ tin cậy tín dụng cao vay tiền, với điều kiện giới hạn bởi mức độ vốn hoá và những quy định về rủi ro. Những khoản vay đó đồng thời tạo ra những khoản tiền gửi, làm tăng dòng tiền nội sinh tại thời điểm đó. Lấn át được cho là hiệu quả khi nền kinh tế ở mức sản lượng tiềm năng và toàn dụng nhân công. Khi đó, chính phủ nới lỏng chính sách tài khoá để đẩy giá cả lên cao, dẫn đến tăng cầu tiền. Việc áp dụng nới lỏng chính sách tài khoá làm tăng lãi suất (trong điều kiện những yếu tố khác giữ nguyên) và Lấn át mức độ nhạy cảm của lãi suất trong chi tiêu. Tại mức sản lượng tiềm năng, khi đó các doanh nghiệp sẽ trong trạng thái không bị tác động bởi thị trường, dẫn đến không xảy ra hiệu ứng gia tốc. Nói cách khác, nối nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng nhân công, chi tiêu chính phủ tăng làm các nguồn lực dần chuyển rời khỏi khu vực tư nhân. Hiện tượng này được cho là lấn át “thực”.

Các trường hợp lấn át khác (hay còn gọi là hiện tượng lấn át quốc tế) có thể xảy ra do sự phổ biến của lãi suất thả nổi, được phân tích bằng mô hình Mundell- Fleming. Vay nợ chính phủ làm tăng lãi suất, thu hút đầu tư nước ngoài vào nội địa. Dưới sự ảnh hưởng của lãi suất thả nổi, tỉ giá hối đoái tăng, kết quả là “lấn át” xuất khẩu nội địa (giá trị ngoại tệ tăng, xuất khẩu trở nên đắt đỏ). Khi đó hiệu quả của việc kích cầu không còn nhưng nó cũng không gây ra tác động bất lợi đến tăng trưởng kinh tế dài hạn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hiệu ứng lấn át (kinh tế học) http://economix.blogs.nytimes.com/2012/06/01/confu... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... http://energycommerce.house.gov/cmte_mtgs/110-he-h... //doi.org/10.1016%2Fj.jbusvent.2005.06.002 //doi.org/10.1016%2Fj.jpubeco.2004.05.012 http://content.healthaffairs.org/cgi/content/full/... http://www.historyandpolicy.org/opinion-articles/a... http://ideas.repec.org/p/nbr/nberwo/5082.html https://web.archive.org/web/20090326033903/http://...